So sánh các điểm giữa Hợp đồng điện tử và Hợp đồng giấy truyền thống

Điểm giống nhau

Cả hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau. Khi giao kết và thực hiện chúng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ những quy định liên quan đến hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

Cả hai hợp đồng này đều phải đảm bảo tuân thủ ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng:

• Đúng đối tượng, số lượng, chủng loại thời hạn phương thức và các thỏa thuận khác;

• Thực hiện hợp đồng một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và các bên cùng có lợi, đảm bảo tin cậy lẫn nhau;

• Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Khác biệt chính

Điểm khác biệt đầu tiên là phương thức giao kết hợp đồng điện tử

Hợp đồng truyền thống sẽ thường được được giao kết bằng việc các bên chủ thể giao dịch sẽ gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng giấy tờ và chữ ký tay hoặc các hình thức khác do hai bên thỏa thuận.

Còn hợp đồng điện tử sẽ chỉ sử dụng một hình thức giao kết bằng các phương tiện tử như fax, các mạng máy tính có kết nối với nhau…hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử.

Điểm khác biệt thứ hai giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống là phạm vi áp dụng của hợp đồng

Khác với hợp đồng truyền thống có thể áp dụng rộng rãi và dễ dàng sử dụng, ký kết trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, mọi hoạt động kinh tế.

Phạm vi áp dụng của hợp đồng điện tử có phần giới hạn hơn khi chỉ áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, thương mại, kinh doanh và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Và không áp dụng đối với văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, quyền sở hữu và sử dụng nhà, đất và các bất động sản khác…

Điểm khác biệt thứ ba của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống là về nội dung hợp đồng

Thông thường, hợp đồng truyền thống sẽ bao gồm các nội dung như ối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp…

Ngoài các nội dung như hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về: Yêu cầu kỹ thuật, chứng thực chữ ký điện tử, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật…

Chủ thể tham gia ký kết, là điểm khác biệt thứ ba giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống.

Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng điện tử thường hạn chế hơn. Ngoài những điều kiện và kiến thức như hợp đồng truyền thống, chủ thể tham gia ký kết còn phải hiểu biết về luật trong giao dịch điện tử, có kiến thức công nghệ thông tin, thông điệp dữ liệu điện tử, và các phương tiện để thực hiện các giao dịch điện tử.

Bên cạnh đó, trong giao kết hợp đồng điện tử có xuất hiện các bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng, cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Những người thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán hay giao kết hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử cho chủ thể tham gia ký kết.

So với các hình thức của hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử với các tính chất đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và khả năng không bị giới hạn bởi không gian của mình sẽ sớm trở thành một phương tiện phổ biến trong thời đại công nghệ hóa hiện nay.

Bảng so sánh

Hợp đồng điện tử  eContract Hợp đồng giấy truyền thống
Quy trình KHÔNG CHẠM Quy trình PHỨC TẠP
E-Contract giúp TỰ ĐỘNG HÓA toàn bộ quy trình ký hợp đồng.– Upload hợp đồng
– Setup quy trình
– Thông báo cho các bên liên quan.
– Ký hợp đồng.
Quy trình PHỨC TẠP với nhiều bên tham gia.– Khởi tạo hợp đồng

– Xác định vai trò các bên tham gia

– Ký kết

– Lưu trữ quản lý hợp đồng

Hợp đồng KHÔNG GIẤY Hợp đồng GIẤY
– Ký TRỰC TIẾP bằng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh.– Ký kết TỪ XA, MỌI LÚC, MỌI NƠI.
– Ký kết NHIỀU HỢP ĐỒNG CÙNG LÚC.
– Ký kết trực tiếp trên hợp đồng‘- Với mỗi đối tượng phải ký MỘT HỢP ĐỒNG riêng
Ứng dụng với MỌI CHỮ KÝ SỐ Ký kết BẰNG TAY
– Chữ ký hình ảnh.– Chữ ký số bằng USB Token.
– Chữ ký số thông qua Server HSM.
– Chữ ký BẰNG TAY
Lưu trữ THÔNG MINH, BẢO MẬT tối đa, DỄ DÀNG tìm kiếm LƯU KHO hợp đồng giấy
– Lưu trữ trên Data Center của các tập đoàn đạt chuẩn TIER III QUỐC TẾ.– Hệ thống bảo mật đạt chuẩn QUỐC TẾ và DUY NHẤT tại Việt Nam.
– Tìm kiễm DỄ DÀNG.
– Lưu trữ TRỰC TIẾP trong KHO tài liệu, tốn không gian lưu trữ và rủi ro mất mát, thất lạc.- Tính bảo mật THẤP.– KHÓ tra cứu tìm kiếm.
Tiết kiệm THỜI GIAN và CHI PHÍ Tốn kém THỜI GIAN và CHI PHÍ
– Tiết kiệm 70% thời gian và chi phí– Không phí CHUYỂN PHÁT
– Không phí IN ẤN
– Không phí LƯU KHO
– Không phải chờ đợi THỜI GIAN HỒI ĐÁP
– Không phụ thuộc THỜI GIAN CỦA LÃNH ĐẠO
– Không rủi ro THẤT LẠC, HỎNG
– Không GIÁN ĐOẠN thời gian nhờ LOẠI BỎ HOÀN TOÀN các hoạt động thủ công.
– Tốn chi phí CHUYỂN PHÁT.– Tốn chi phí IN ẤN.
– Tốn chi phí LƯU KHO.
– Tốn THỜI GIAN chờ đợi khách hàng phản hồi thông tin, phụ thuộc thời gian lãnh đạo, thời gian chuyển phát hợp đồng, rủi ro thất lạc khi lưu kho.
Tiêu chí Hợp đồng truyền thống (HĐ giấy) Hợp đồng điện tử
Căn cứ pháp lý – Bộ luật Dân sự 2015

– Luật Thương mại 2005

 

– Luật Giao dịch điện tử 2005

– Luật Thương mại 2005

– Luật mẫu Thương mại điện tử của UNCITRAL (năm 1996)

– Nghị định 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

Phương thức giao kết – Giao dịch bằng văn bản

– Giao dịch bằng lời nói

– Giao dịch bằng hành động

– Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận

Các giao dịch trao đổi với nhau bằng các phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay để thể hiện việc giao kết.

Các bên tham gia phải gặp mặt trực tiếp rồi mới đi đến việc ký hợp đồng

– Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản điện tử.

– Được ký bằng chữ ký điện tử để thể hiện việc giao kết.

Các bên tham gia không cần gặp mặt trực tiếp, chỉ cần trao đổi qua môi trường điện tử và đi đến việc ký hợp đồng

 

Phạm vi áp dụng Áp dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội, mọi ngành, mọi lĩnh vực…. Chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể mà không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Chủ thể tham gia – Bên bán và Bên mua – Bên bán, Bên mua

– Bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử – đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Nội dung hợp đồng Nội dung trong hợp đồng truyền thống cần đầy đủ các nội dung sau:

– Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh những nội dung bắt buộc như trong hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt:

+ Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, … Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chu thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.

+ Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.

+ Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

+ Quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. Ví dụ: thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …(bởi việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thường được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử)

 

Từ những so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống dựa trên những tiêu chí cơ bản ở trên đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai hình thức này. Có thể thấy, hợp đồng điện tử tối ưu hơn hẳn, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu cần thiết mà hợp đồng truyền thống chưa làm được.