Có nhiều doanh nghiệp vô cùng chịu trách nhiệm trong việc gìn giữ một khối lượng lớn những dữ liệu bí mật, gồm hồ sơ khách hàng, hồ sơ y tế, báo cáo tài chính, tài liệu pháp lý, v.v. Thông thường những kiểu thông tin này sẽ được gửi qua email. Vì vậy, làm thế nào để có thể đảm bảo những dữ liệu bí mật gửi qua email này được giữ kín? Làm thế nào để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu được gửi đi?
Doanh nghiệp cần phải vừa đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn của dữ liệu, vừa xác thực tin nhắn (xác nhận người gửi) và xác nhận (xác nhận về nội dung và nguồn gốc). Những mục tiêu này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các dịch vụ giải mã và mã hóa tin nhắn qua OpenPGP của MDaemon. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa mã hóa và giải mã và khi nào thì sử dụng chúng.
Nhu cầu Mã hóa
Các doanh nghiệp cần phải bảo mật những dữ liệu nhạy cảm cũng như giữ bí mật và sự riêng tư. Cho dù bạn làm việc trong lĩnh vực y tế, tài chính, pháp lý, nhân sự hay giáo dục, rất có thể bạn đã quen thuộc với các thuật ngữ như GDPR, HIPAA hoặc FERPA (trong số nhiều những thuật ngữ khác). Những doanh nghiệp nào không đáp ứng được các quy định này có nguy cơ vi phạm dữ liệu, điều đó có thể dẫn đến việc mất doanh thu hoặc bị kiện ra tòa, cũng như bị phạt tiền thật cao. Để giải quyết những vấn đề này, các doanh nghiệp có thể sử dụng mã hóa để những dữ liệu nhạy cảm của mình không thể đọc được bởi những bên không được cấp phép.
Nhu cầu giải mã
Bên cạnh vấn đề quyền riêng tư của dữ liệu, các doanh nghiệp cần nên xác minh tính xác thực của tin nhắn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách giải mã tin nhắn (thêm giải thuật ký số) bằng OpenPGP.
Việc giải mã một tin nhắn sẽ đảm bảo được những điều sau:
- Tính toàn vẹn của dữ liệu – Nghĩa là tin nhắn không bị thay đổi so với hình thức ban đầu của nó.
- Xác thực tin nhắn (chứng nhận nguồn gốc tin nhắn) – Tin nhắn thực sự đến từ người gửi có chủ đích (nếu người gửi là người giải mã tin nhắn).
- Xác nhận – Người giải mã không thể phủ nhận tính xác thực của tin nhắn mà họ đã giải mã bằng OpenPGP.
Mã hóa so với Giải mã- Sự khác biệt là đâu?
Vậy đâu là sự khác biệt giữa mã hóa và giải mã ? Hãy cùng bàn luận về từng loại.
Mã hóa là gì?
Mã hóa là thao tác chuyển đổi văn bản thuần túy sang dạng mật mã. Văn bản mật mã về cơ bản là văn bản đã được xáo trộn trở thành định dạng không thể đọc được bằng cách sử dụng một thuật toán – được gọi là mật mã. Việc triển khai mã hóa OpenPGP của MDaemon dùng mã hóa khóa công khai (còn được gọi là mã hóa khóa bất đối xứng) để mã hóa email và các tệp đính kèm.
Vậy mã hóa khóa công khai hoạt động như thế nào?
Mã hóa khóa công khai sử dụng các cặp khóa công khai hoặc riêng tư. Nếu bạn muốn chúng tôi gửi bạn một tin nhắn đã được mã hóa, vậy hãy gửi chúng tôi khóa công khai, chúng tôi sẽ nhập khóa này vào phần mềm mã hóa của mình (trong trường hợp sử dụng màn hình có cấu hình OpenPGP trong MDaemon). Chúng tôi sẽ mã hóa tin nhắn bằng khóa công khai của bạn. Và khi bạn nhận được tin nhắn, bạn sẽ giải mã nó bằng khóa riêng của mình. Mặc dù khóa công khai của bạn có thể được phân bổ và sử dụng tự do để mã hóa các tin nhắn được gửi đến bạn, nhưng các tin nhắn này đã được mã hóa này chỉ có thể được giải mã bằng khóa riêng của bạn. Khóa riêng tư này phải luôn được giữ bí mật. Dữ liệu được mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể được giải mã bằng khóa riêng tương ứng của nó.
Mã hóa email bằng OpenPGP
Trong bản phát hành MDaemon mới nhất của chúng tôi, chúng tôi đã thêm cho người dùng MDaemon Webmail khả năng mã hóa tin nhắn từ cửa sổ soạn tin. Quy trình này đã được giải thích trong bài đăng trên blog sau.
Hãy xem video sau để xem quá trình này đang hoạt động thế nào!
Mã hóa một tin nhắn sẽ giúp đảm bảo tin nhắn được giữ bí mật. Tin nhắn vẫn ở định dạng được mã hóa cho đến khi được giải mã bằng khóa riêng của người nhận.
Giải mã tin nhắn qua OpenPGP là gì?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, các tin nhắn được mã hóa bằng khóa công khai của người nhận tin nhắn và sẽ được giải mã bằng khóa riêng tương ứng. Mặt khác, việc giải mã tin nhắn sử dụng khóa riêng của người gửi để giải mã tin và khóa công khai của người đó được sử dụng để đọc bảng mã. Việc giải mã tin nhắn giúp bảo toàn dữ liệu, xác thực thông báo và xác nhận.
Ví dụ: nếu John muốn giải thuật ký số một tin nhắn đến Michelle, anh sẽ sử dụng khóa riêng của mình để tạo mã tin nhắn và gửi nó (cùng với khóa công khai của anh nếu nó chưa được gửi) cho Michelle. Khóa công khai của John là khóa duy nhất có thể xác minh tin nhắn đã mã hóa.
Giải mã Email bằng OpenPGP
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng các tính năng giải mã và mã hóa PGP của MDaemon trong các bài viết về kiến thức nền tại đây.
Biên dịch bởi Thảo Vân – Iworld.com.vn